Liệu Campuchia có rơi vào cảnh vỡ nợ như Lào khi điên cuồng vay tiền Trung Quốc.

 Lào đang gần kề với tình cảnh vỡ nợ và Việt Nam đã buộc phải ra tay giúp đỡ khi cung cấp một khoản tiền lớn gần 700tr USD và cử các chuyên gia tài chính sang nước bạn để giúp đỡ. Hiện tại nợ nước ngoài lớn nhất của Lào là đến từ Trung Quốc, Viêng Chăn đã vay tiền Bắc Kinh để thực hiện những kế hoạch phát triển kinh tế lớn. Như đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD, xây dựng các đập thủy điện với mục đích cung cấp điện cho Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, mọ thứ không được như tính toán và các khoản nợ khổng lồ đã lên tới hơn 14 tỷ USD , trong khi đó GDP quốc gia này chỉ có 18 tỷ USD.




Ngoài Lào, một quốc gia sát sườn Việt Nam khác đó chính là Campuchia cũng là một con nợ điển hình của Trung Quốc. Nước này cũng đã vay rất nhiều tiền từ Bắc Kinh để phát triển kinh tế đất nước. Nhưng thời điểm hiện tại chúng ta chưa thấy nhắc tới khả năng vỡ nợ của Campuchia. Phnompeng đã làm gì để giải quyết khối nợ tỷ USD này và tương lai nào cho họ để trả các khoản nợ của Bắc Kinh. Liệu một ngày nào đó Campuchia sẽ nối gót Lào tiến vào danh sách vỡ nợ của thế giới.


Chủ nợ lớn nhất của Campuchia là Trung Quốc khi chính  bộ trưởng giao thông công chính Campuchia Sun Chanthol xác nhận Bắc Kinh là chủ nợ lớn nhất của Campuchia trong các dự án cơ sở hạ tầng. Ông Chanthol khẳng định Phnom Penh hoan nghênh sự hỗ trợ từ tất cả các nước.


Theo ông Chanthol, Campuchia đã nhận được các hình thức viện trợ và cho vay từ các quốc gia khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Thái Lan cũng như Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới.


"Tuy nhiên, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay cho Campuchia nhiều hơn các nước khác. Các khoản vay từ Trung Quốc đã được sử dụng đúng hướng và đúng mục tiêu. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, cần phải có hệ thống giao thông tốt", ông Chanthol giải thích.


Theo bộ trưởng giao thông công chính Campuchia, Trung Quốc đã cung cấp tổng cộng 3 tỉ USD các khoản vay ưu đãi để xây dựng cầu, đường ở Campuchia. Điều này khiến Bắc Kinh trở thành chủ nợ lớn nhất của Campuchia trong các dự án cơ sở hạ tầng.


Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng Trung Quốc không có ý định đặt Campuchia vào bẫy nợ.


“Tôi muốn nói rõ rằng Trung Quốc không có ý định đặt Campuchia vào bẫy nợ. Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất mà chúng tôi vay nợ, còn có Nhật Bản, chúng tôi vay nhiều từ các nước khác”, Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á do tờ Nikkei Asia tổ chức.


Ông cho biết Campuchia có luật liên quan và đến nay mức trần vay là 40% GDP, trong khi Campuchia chỉ vay 23%.


Trong nửa đầu năm ngoái, nợ nước ngoài quá hạn của Campuchia chỉ hơn 9 tỉ USD, theo dự thảo ngân sách của chính phủ Campuchia. Trong số đó, 43% là nợ Trung Quốc. Thủ tướng Hun Sen lưu ý rằng Campuchia vay nợ từ nhiều bên như Nhật, Hàn Quốc và các bên khác như Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).


Bên cạnh đó, ông cho biết Campuchia không vay nợ mà không cân nhắc về tình hình liên quan, đồng thời nhắc lại phát biểu của ông vào năm ngoái về việc “nếu không dựa vào Trung Quốc, Campuchia có thể dựa vào bên nào?”

 

Ông nhắc lại rằng Campuchia đã đạt những thành tựu về xây dựng cầu đường và những thành tựu khác đạt được nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc.

 

Liên quan thông tin ông có kế hoạch trao quyền trực tiếp cho con trai cả là ông Hun Manet mà cho biết điều đó sẽ tùy thuộc vào “tình hình thực tế tại Campuchia”.

 

“Tại cuộc bầu cử tới, nếu người dân tiếp tục bầu cho CPP (đảng Nhân dân Campuchia) với ông Hun Sen là ứng viên thủ tướng và ông Hun Manet là ứng viên thủ tướng tương lai, điều đó có nghĩa rằng người dân đồng tình với việc CPP tiếp tục lãnh đạo đất nước, được dẫn đầu bởi ông Hun Sen và sau đó là ông Hun Manet”, Nikkei Asia dẫn lời ông phát biểu.

 

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Hun Sen kêu gọi các nước “tôn trọng chủ quyền của nhau” và nói rằng “sự cạnh tranh quyết liệt giữa các siêu thế lực” đang gây ra tình trạng “thiếu thống nhất” và “buộc các nước nhỏ” phải chọn bên.


Có thể thấy, cũng giống như Việt Nam Campuchia đã rất tỉnh khi vẫn áp đặt mức trần nợ công không quá 40% với Việt Nam thì 60%. Nếu muốn vay nợ vướt mức này thì sẽ cần phải có sự thông qua của Quốc Hội để nới trần nợ công lên cao. Công cụ pháp lý này đã giúp cho Campuchia tránh rơi vào bẫy nợ khi vay tiền quá mức như Lào lên tới 88% GDP. Cho nên, dù có vay tiền của TQ nhiều bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể vượt quá con số mà luật định.




Ngoài việc giới hạn trần nợ công, Campuchia cũng có một phương cách để tăng đầu tư từ Trung Quốc, nhưng lại không tăng tiền vay. Đó chính là việc cho TQ thuê đất với thời hạn 99 năm, việc cho thuê này sẽ giúp cho chính phủ Phnompeng giảm áp lực đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc cho thuê đất 99 năm sẽ đổi lại được việc TQ bỏ tiền ra đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, cơ sở y tế và giáo dục cho quốc gia này.


Tuy nhiên , hậu quả của chính sách cho thuê đất kéo dài tới 99 năm sẽ mang lại hệ lụy đáng sợ. Đôi khi trước mắt là giảm áp lực tài chính cho ngân sách đất nước, nhưng đến khi muốn đuổi đi cũng khó. Bên cạnh đó Campuchia sẽ lệ thuôc hoàn toàn vào Trugn Quốc, Bắc Kinh nói gì nghe đó và cấm cãi được.  Vay tiền thì có thể trả chứ cho thuê đất chưa đến hạn không ai có thể lật được. Có khi đời cha thì cho thuê, đến đời con cháu ghét quá không cho thuê nữa cũng không làm gì được.


Một hệ lụy khác nữa đó là việc lập các đặc khu cho thuê 99 năm thì khi đó người TQ sẽ nhập cư nhiều vào Campuchia và gây ra những tệ nạn xã hội đáng báo động. Các băng nhóm người Trung Quốc đã hoạt động dồn dập ở đất nước này, khiến cho chính quyền Phnompeng phải rat ay trấn áp và trục xuất về Trung Quốc.


Trung Quốc đang mở rộng hợp tác song phương, bằng cách này ngày càng khẳng định vị thế của mình, đẩy các đối tác kinh tế cũ ra khỏi Campuchia. Trong vài năm qua, đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế Campuchia đã tăng mạnh. Trong năm 2018, đầu tư của Trung Quốc đã chiếm 26% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - nhiều hơn tất cả các nước ASEAN cộng lại (25%) và vượt trước các nhà đầu tư lớn khác - Hàn Quốc và Nhật Bản. Hơn nữa, vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực hàng đầu của nền kinh tế Campuchia: 90% đầu tư vào ngành dệt may, mà các sản phẩm của ngành này chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Bắc Kinh cũng rất quan tâm đến ngành năng lượng và ngành khai thác các nguồn tài nguyên của Campuchia. Trung Quốc đã đầu tư vào 7 dự án thủy điện, các dự án này có thể đáp ứng một nửa nhu cầu điện của Campuchia. Các dự án cơ sở hạ tầng cũng thu hút sự chú ý của Trung Quốc: đoạn Campuchia của tuyến Đường sắt xuyên ASEAN, đường cao tốc nối thủ đô Phnom Penh với thành phố cảng Sihanoukville. Các công ty Trung Quốc đã giành được số lượng nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp lớn thứ hai sau Việt Nam. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất, vượt trước Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam: tỷ trọng của Trung Quốc trong kim ngạch ngoại thương của nước này là 1/5. Ngành du lịch là một phần rất quan trọng của nền kinh tế Campuchia, hơn 40% tổng lượng khách quốc tế đến đất nước này là người Trung Quốc. Hơn 43% các khoản đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là tiền của Trung Quốc.


Để tránh rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, tì Lào và Campuchia phải có những hành động như  đa dạng hóa các quan hệ thương mại và kinh tế. Chuyên gia Lyudmila Kuntysh nhận xét rằng, ban lãnh đạo Lào đang cố gắng duy trì sự cân bằng lợi ích, nhưng vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của Việt Nam. Việt Nam đang gia tăng sự hiện diện kinh tế ở Lào, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam, trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản và phát triển nông nghiệp. Năm 2021, dự kiến khởi công đường sắt Lào - Việt, tuyến đường này dài 270 km sẽ bắt đầu từ Thakhaek và chạy đến biên giới Lào - Việt để kết nối với cảng Vũng Áng, thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Nhưng, tất nhiên, tiềm năng kinh tế của Việt Nam là nhỏ hơn so với Trung Quốc, vì thế Hà Nội khó có thể cạnh tranh với Bắc Kinh.


“Đặc điểm chính của viện trợ kinh tế và các khoản đầu tư của Trung Quốc là tính vô điều kiện, khác với các khoản đầu tư của phương Tây. Không giống như Hoa Kỳ và các nước châu Âu, Trung Quốc không áp đặt những điều kiện đối với các đối tác của mình ví dụ như tôn trọng nhân quyền, bảo đảm dân chủ, cải thiện điều kiện làm việc, công đoàn độc lập, v.v. Nhưng, kết quả là các nước rơi vào cảnh phụ thuộc về kinh tế và bị mắc kẹt trong nợ của Trung Quốc, điều này buộc họ phải ủng hộ Trung Quốc trong các hành động trên trường quốc tế”.


0 Comments