Trung Quốc nói: Việt Nam vượt qua Ấn Độ gây lo lắng cho Trung Quốc việc mất vị thế công xưởng thế giới.


Trên trang Global times cơ quan ngôn luận đảng cộng sản Trung Quốc đã cho đăng tải bài viết nói về cuộc cạnh tranh giữa Việt Nam và Ấn Độ về thu hút đầu tư nước ngoài FDI và việc trở thành trung tâm sản xuất tiếp theo của thế giới. Ngoài ra cũng có một cuộc thảo luận sôi nổi của các chuyên gia TQ khi họ lo lắng rằng Việt Nam đang làm lung lay vị thế công xưởng thế giới của Bắc Kinh.






Global Times của Trung Quốc cho rằng : Việt Nam, quốc gia có chính sách thân thiện với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã vượt qua Ấn Độ trong cuộc chiến giành quyền trở thành trung tâm sản xuất tiếp theo sau Trung Quốc.


Bài báo viết như sau : Kể từ thời điểm đưa ra yêu cầu chấp thuận đầu tư nước ngoài vào tháng 4 năm 2020 đối với các quốc gia có chung biên giới trên bộ với Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt 80 đề xuất liên quan đến các công ty Trung Quốc vào ngày 29 tháng 6, hãng truyền thông Ấn Độ The Economic Times đưa tin hôm thứ Tư. Ấn Độ đã nhận được 382 đề xuất đầu tư từ các công ty Trung Quốc trong giai đoạn này.


Mặc dù trong bản báo cáo khẳng định Ấn Độ đã nới lỏng một số hạn chế đối với đầu tư của Trung Quốc kể từ giữa năm 2021, tốc độ phê duyệt tương đối chậm cho thấy cách tiếp cận thận trọng của chính phủ đối với các đề xuất đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc.


Một số chuyên gia Ấn Độ có thể cho rằng các biện pháp như hạn chế đầu tư của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của nước này đối với đầu tư nước ngoài từ các nước khác. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Ấn Độ đối với đầu tư của Trung Quốc và các công ty Trung Quốc cũng có thể là lời cảnh báo khiến các công ty nước ngoài khác có thể lo lắng về việc liệu chính phủ Ấn Độ có áp đặt các hạn chế đối với họ vì nhiều lý do khác nhau trong tương lai hay không. Hệ thống phê duyệt đầu tư nước ngoài quá phức tạp và không thể đoán trước của Ấn Độ có thể là một vấn đề tiềm ẩn đối với nhiệm vụ kích thích phát triển kinh tế bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài.


Từ lâu, Ấn Độ đã đặt mục tiêu trở thành cường quốc sản xuất bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế công nghiệp nội địa, nhưng các chính sách bảo hộ của New Delhi bị nghi ngờ vì chúng mâu thuẫn với mục tiêu của nước này.


Báo TQ nói về Chính sách thân thiện của Việt Nam.


Cho đến năm 2020, đã có một cuộc thảo luận sôi nổi về việc hai quốc gia, Việt Nam hay Ấn Độ, sẽ là địa điểm chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc, để trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu tiếp theo. Hiện tại, tình hình trở nên rõ ràng, vì sản xuất của Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi và tăng trưởng lớn trong thời kỳ đại dịch. Trong quý đầu tiên của năm nay, GDP của Việt Nam tăng trưởng khoảng 5% và kim ngạch thương mại đạt 176,35 tỷ USD. Xuất khẩu của Việt Nam đạt 88,58 tỷ USD trong quý đầu tiên, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Một lý do quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam là nhờ có chính sách đầu tư nước ngoài thân thiện.


Một số người có thể cho rằng Ấn Độ và Việt Nam có các chiến lược phát triển khác nhau do điều kiện kinh tế khác nhau. Nhưng nếu thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là yếu tố then chốt đối với chiến lược phát triển của Ấn Độ, thì kinh nghiệm của Việt Nam vẫn có thể hữu ích ở một mức độ nào đó.


Tính bất định xung quanh thái độ của Ấn Độ đối với đầu tư nước ngoài làm tổn hại đến lợi ích của các công ty Trung Quốc trong ngắn hạn; tương lai dài hạn, danh tiếng của Ấn Độ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và lòng tin của các công ty nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng.


Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ lợi ích chung trên nhiều lĩnh vực, trong đó, hai quốc gia châu Á còn nhiều tiềm năng để khai thác về hợp tác kinh tế - thương mại. Việc ngăn chặn sự chuyển dịch sản xuất liên tục từ Trung Quốc sang Ấn Độ không có lợi cho sự phát triển của ngành sản xuất Ấn Độ và cũng không thúc đẩy đối với việc xóa đói giảm nghèo.


Ngoài việc Việt Nam vượt qua Ấn Độ thì có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lo lắng về việc mất vị thế công xưởng thế giới vào tay Việt Nam. Trong bối cảnh áp lực tăng lên từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 cho tới xung đột Nga – Ukraina. Giới học giả Trung Quốc tranh cãi quyết liệt về nguy cơ tiềm ẩn này.


Các cuộc tranh luận bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc có thể bị đe dọa bởi Việt Nam, nền kinh tế mở đang vươn lên mạnh mẽ, chưa bao giờ ngừng lại.


Xung quanh chuyện Việt Nam có thể chiếm vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc, tồn tại rất nhiều luồng ý kiến tranh cãi bên trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt là kể từ khi Bộ Công Thương Việt Nam báo cáo giá trị xuất khẩu trong quý đầu tiên của năm 2022 đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.


Theo Thời báo Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (South China Morning Post – SCMP), Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm và xôn xao về mức tăng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.


South China Morning Post ngày 24/6 đăng tải bài viết với tựa đề “Vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc bị Việt Nam đe dọa nhưng không có gì cần phải lo lắng”, trong đó, chỉ rõ cuộc tranh cãi đang dấy lên ở đất nước tỷ dân về những bước tiến đáng kinh ngạc của nền kinh tế Việt Nam cũng như chuyện liệu vị trí công xưởng số 1 thế giới của Trung Quốc có bị đạp đổ hay lung lay.


Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã quy đổi giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong quý đầu năm nay (mức 88,58 tỷ USD) sang đồng Nhân dân tệ (564,8 tỷ NDT) vượt qua giá trị xuất khẩu từ cảng chính của Trung Quốc ở Thâm Quyến (407,6 tỷ NDT) trong 3 tháng đầu năm 2022.


Bưu điện Nam hoa Buổi sáng cũng cho rằng, hiện nay, ở Trung Quốc đang lo lắng mất đi danh hiệu “công xưởng thế giới” giữa bối cảnh các áp lực từ bên ngoài tăng lên, tất cả tính chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 và xung đột ở Ukraina. Giới nghiên cứu Trung Quốc lưu ý, các xung đột địa chính trị này đang buộc các nước đánh giá lại nguy cơ phát sinh từ việc chuỗi sản xuất quá phụ thuộc hay tập trung tại một vài địa điểm nhất định, trong đó, cần tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh.


Cụ thể, theo SCMP, riêng về nỗi lo cũng như nguy cơ Trung Quốc bị mất vị thế “công xưởng thế giới” xuất hiện trong bối cảnh môi trường trong nước ngày càng trở nên phức tạp hơn do các cuộc xung đột địa chính trị, ví dụ như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung dịch bệnh hay xung đột ở Ukraina, đã khiến nhiều quốc gia phải đánh giá lại mức độ rủi ro đến từ sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.


Như đã đề cập, sự lo lắng tại Trung Quốc đã tăng thêm sau thông tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1/2022.


Tuy thừa nhận rằng, khó mà tránh được việc các ngành công nghiệp, xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty đa quốc gia đang “rời bỏ” Trung Quốc và đổ về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để tranh thủ tận dụng lợi thế chi phí thấp, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng đánh giá, thực tế, chưa cần lo lắng.


SCMP tham chiếu ý kiến phân tích của giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, các ngành công nghiệp sản xuất của thế giới “chắc chắn sẽ tụ hội ở Đông Nam Á” tuy nhiên, chuỗi công nghiệp được nâng cấp của Trung Quốc sẽ vẫn duy trì được sức sống trong khu vực và xa hơn nữa.


“Thực tế, không có gì phải lo lắng về ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc, bởi những ngành công nghiệp rời bỏ Đại Lục chỉ có chuỗi giá trị thấp”, - Giáo sư Yao Yang, chuyên gia kinh tế đến từ Viện Phát triển Quốc gia thuộc ĐH Peking, nói thẳng.


Ông Yao tin rằng, bất chấp những quan ngại về khả năng sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sẽ giữ được danh hiệu “công xưởng của thế giới” “trong ít nhất là 30 năm nữa”.


Giới chuyên gia cũng cho rằng, việc chuyển dịch sản xuất sang khu vực Đông Nam Á các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị thấp cho phép người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, trong khi các ngành công nghiệp nội địa (kể cả ngành phụ trợ) đều được giải phóng, tận dụng khả năng để nâng cấp.


Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ cũng sẽ trở thành những điểm đến thu hút do nhân công giá rẻ sẵn có bên ngoài Trung Quốc.


“Trung Quốc đúng là phải thận trọng về khả năng xuất khẩu Việt Nam vượt qua Thâm Quyến, nhưng vấn đề thực sự mà chúng ta cần phải nghĩ đến và giải quyết là việc nâng cấp ngành công nghiệp sản xuất trong nước”,


Chuyên gia này cho rằng, một khi xuất khẩu của Việt Nam được đóng góp bởi các ngành công nghiệp của Trung Quốc, thì về bản chất, chẳng qua đây cũng chỉ là một cách để tránh tranh chấp trong thương mại.


Chiến lược Trung Quốc + 1 và xu hướng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã xuất hiện trước đây và gia tăng mạnh mẽ hơn kể từ khi Covid-19 bùng phát.


Trong xu hướng này, Việt Nam đã được hưởng lợi và cơ hội đang ngày càng rộng mở hơn bao giờ hết, khi Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách “Zero Covid” quá hà khắc. Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) Yan Liu, xu hướng “Trung Quốc + 1” và dịch chuyển sản xuất gần hơn với thị trường cuối cùng đang thúc đẩy sự phân bổ lại đầu tư ra khỏi Trung Quốc.


0 Comments