Việt Nam công khai rada bắt máy bay tàng hình quét sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.

Mới đây trên trang tin tức VTV24 đã cho đăng tải một đoạn phóng sự nói về hội thao kíp chiến đấu trạm rada năm 2022. Hội thao do quân chủng phòng không không quân tổ chức thực hiện bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 7.

 


Phóng sự Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất rada chống máy bay tàng hình đã tiết lộ cho chúng ta biết nhiều điều thú vị. Lần đầu tiên hệ thống rada RV-02 và VRS 2DM do Việt Nam sản xuất đã được lên hình tập luyện cho cả nước xem.

 

Hình ảnh được phóng sự cung cấp cho thấy, một tổ hợp rada đang trực chiến có tầm quét rất lớn.  Rada được triển khai ở khu vực tỉnh Thái Bình - Hải Phòng ở ven biển phía Bắc. Với tầm tác chiến lớn, đài rada RV-02 của Việt Nam có tầm bao phủ rộng hầu như toàn bộ lãnh thổ khu vực phía Bắc kéo dài cho tới Hà Tĩnh – Quảng Bình ở miền trung đều trong tầm giám sát của nó.

 

Đặc biệt hơn, trong ảnh chúng ta có thể nhận ra tầm tác chiến của Rada RV-02 Việt Nam quét sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Phía Đông đến một nửa lãnh thổ đảo Hải Nam nơi có căn cứ hải quân lớn nhất nước này là Tam Á. Phía Bắc rada có tầm quét đến tận quân khu Nam Ninh nơi đống quân của lực lượng không quân Trung Quốc.

 

Theo như công bố thì Rada RV02 do viện kỹ thuật quân chủng phòng không không quân thiết kế và chế tạo. Rada này dựa trên mẫu Vostock do Belarus chuyển giao công nghệ  và nhiệm vụ chính của nó chính là cảnh báo trên không.

 

Việc kế thừa toàn bộ và phát huy những ưu điểm của dòng radar Vostok do Công ty KBRadar của Belarus phát triển như khả năng cơ động trên mọi địa hình, triển khai, thu hồi cực nhanh chi trong vòng 10-15 phút, đáp ứng yêu cầu tác chiến phi đối xứng, phòng tránh đánh trả là chủ yếu của phòng không Việt Nam.

 

Đồng thời, RV-02 không những có khả năng phát hiện mọi loại mục tiêu bay ở cự ly xa mà còn có thể bắt bám các mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ hoặc sử dụng công nghệ tàng hình.

 

Theo catalogue của Công ty KBradar thì đài radar Vostock (nguyên mẫu của RV-02) có khả năng phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao 10.000m trong môi trường nhiễu mạnh như máy bay ném bom tàng hình F-117A từ cự ly 72 km và pháo đài bay B-52 từ 255 km; hoặc máy bay chiến đấu thông thường tự cự ly 360km nếu không bị gây nhiễu.

 

Với việc ứng dụng nhiều công nghệ mới nhất và trên cơ sở các kinh nghiệm từ việc nghiên cứu, vận hành đài RV-01 (chế tạo thử nghiệm trên nguyên mẫu radar Vostok) trước đó, chắc chắn các chỉ số về phát hiện mục tiêu của RV-02 cũng như khả năng che giấu trước các loại vũ khí tiến công chính xác của đối phương sẽ tốt hơn, tăng khả năng sống sót.

 

Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp lực lượng phòng không Việt Nam nâng cao đáng kể hiệu quả chiến đấu cũng như bảo toàn lực lượng trong môi trường tác chiến hiện đại.

 

Khi quan sát trong ảnh được cung cấp thì thông số của RV-02 Việt Nam sản xuất cũng đạt được các thông số tương tự như đài rada Vostock. Điều đáng quan tâm ở đây đó là việc Việt Nam cho công khai hình ảnh rada quét sang lãnh thổ TQ . Tuy một động thái nhỏ thôi, nhưng nó cùng ngầm nói với Bắc Kinh rằng. Những gì các vị đang làm ở đất nước các vị chúng tôi cũng có thể biết và thăm dò được. Cho nên hãy bình tĩnh lại nhé.

 

 

Điều khiến nhiều người ngạc nhiên nhất đó là radar RV-02 gần như “Made in Vietnam” 100% và được thực hiện bởi những đơn vị đầu ngành về cơ khí chế tạo và phần mềm điều khiển – tự động.

 

Với việc Việt Nam tự chủ gần như hoàn toàn đối chế tạo radar hiện đại bằng những nguồn lực trong nước sẽ giúp ta hầu như không hoặc ít phải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, đồng thời giữ bí mật về số lượng cũng như thông số kỹ thuật của các đài radar loại này.

 

Quá trình vận hành của RV-02 trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhiều nhờ hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám sát mọi mục tiêu, cũng như tự kiểm lỗi toàn bộ thiết bị với giao diện thân thiện trên màn hiện sóng cỡ lớn, hiển thị đầy đủ mọi tham số và được Việt hóa giúp kíp trắc thủ thao tác nhanh, chuẩn xác.

 

Một khi đã tự chủ được toàn bộ công nghệ và quy trình chế tạo loại radar mới sở hữu nhiều tính năng kỹ – chiến thuật ưu việt thì đôi khi giá thành không còn là vấn đề quan trọng nữa bởi nắm bắt được những bí quyết công nghệ hàng đầu thế giới chính là tài sản vô giá mà với nhiều quốc gia dù có rất nhiều tiền cũng khó mà có được.

 

Tuy nhiên, việc Việt Nam tự chủ hoàn toàn công nghệ từ thiết kế tới chế tạo, chắc chắn radar RV-02 “Made in Vietnam” thực thụ sẽ có giá thành hợp lý hơn so với những sản phẩm tương tự nhập khẩu từ nước ngoài.

 

Hy vọng, trong tương lai không xa sẽ có thêm nhiều đài radar RV-02 “Made in Vietnam” sẽ được đưa vào biên chế phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi các tình huống trên không.

 

Ngoài tổ hợp rada RV-02 thì đài rada VRS-2DM cũng được trình diễn trong hội thao lần này.  Rada này được tiết lộ là rada chỉ thị mục tiêu cho lực lượng pháo binh và tên lửa tấn công các mục tiêu xâm phạm tổ quốc. Cho nên cũng dễ hiểu khi 2 loại rada này cùng kết hợp với nhau trong diễn tập. RV-02 nhận nhiệm vụ cảnh báo trên không các mục tiêu xâm phạm và sẽ truyền dữ liệu cho đài VRS-2DM để bám bắt và tiến hành chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp phòng không S300, S125, Spyder và lực lượng pháo binh tầm thấp tác chiến. Như vậy, lực lượng phòng không VN đã hoàn thiện đầy đủ hệ thống cảnh báo sớm và chỉ thị mục tiêu trên không với sự kết hợp của hai loại rada kể trên và cả những tổ hợp rada của các hệ thống tên lửa đất đối không.


VRS-2DM  là sản phẩm được nghiên cứu, chế tạo bởi Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel. Hệ thống sử dụng phương thức bắt sóng thấp decimet (dm), dùng để phát hiện các mục tiêu trên không trong vùng phủ sóng của đài và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.

 

Radar VRS-2DM của Viettel có khả năng phát hiện mục tiêu từ cách xa hàng trăm km, với thiết kế cho phép triển khai và thu hồi bán tự động bằng điều khiển điện hoặc thủy lực, giúp giảm thời gian thu hồi đài xuống chỉ bằng 1/4 so với các đài radar đời cũ.

 

Về thành phần tổ hợp, VRS-2DM bao gồm một xe chỉ huy tác chiến và một xe chở thiết bị ăng-ten. Hai xe này được bố trí cách nhau hơn 500m, đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu khỏi ảnh hưởng của sóng từ trường cũng như tăng tỉ lệ sống sót cho kíp trắc thủ nếu bị tên lửa diệt radar tấn công.

 

Trong bối cảnh hiện nay, việc thay thế toàn bộ các radar cảnh giới 2D bắt thấp dải sóng dm như P-15, P-19 hiện có bằng các loại radar mới của nước ngoài là chưa phù hợp với nguồn kinh phí quốc phòng còn hạn hẹp.

 

Do vậy, tập đoàn Viettel đã bắt tay tự nghiên cứu, sản xuất và cho ra đời VRS-2DM, giúp tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn mà vẫn đảm bảo thiết bị có tính năng kỹ thuật tương đương.

 

VRS-2DM tái sử dụng ăng-ten cũ của các radar P-15, P-19, giúp tiết kiệm chi phí rất lớn. Hệ thống còn được trang bị thêm máy hỏi nhận diện địch ta IFF do Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Nâng cấp quan trọng này giúp VRS-2DM có năng lực chiến đấu toàn diện hơn các sản phẩm thế hệ cũ.

 

Hệ thống radar VRS-2DM có thể cung cấp thông tin cho pháo phòng không chuyển cấp báo động, sẵn sàng tiêu diệt các mục tiêu bay, kể cả mục tiêu bay thấp, bám địa hình.

 

Hiện một số đài radar VRS-2DM đang được sử dụng để làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Radar cung cấp cho lực lượng Hải quân tầm quan sát bao phủ rộng lớn, có thể theo dõi các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong phạm vi toàn bộ quần đảo.

 

Việc làm chủ thiết kế cũng cho phép các chiến sĩ dễ dàng nâng cấp, tùy biến phần mềm, phần cứng của sản phẩm sao cho tương thích với những yêu cầu kỹ thuật phát sinh, đồng thời tránh phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.


 Xem thêm : Việt Nam kín tiếng và thận trọng về căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia


Được biết, ngay vào năm 2017, Viettel đã xuất khẩu thành công 3 đài radar cảnh giới 2D sóng mét sang thị trường Lào.


Dù không tiết lộ loại radar cụ thể nào được xuất khẩu nhưng ở thời điểm đó, loại radar cảnh giới 2D của Viettel chính là đài VRS-2DM.


Sự kiện được đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực chế tạo khí tài cảnh giới phòng không hiện đại của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, không chỉ được Bộ Quốc phòng Việt Nam đánh giá cao mà còn được nước bạn Lào tin tưởng tuyệt đối.


Các máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam đã được huy động để thực hành các bài bay biên đội có độ phức tạp cao nhằm giả định mục tiêu để radar của Viettel bám bắt, qua đó đo đạc tham số kỹ chiến thuật một cách chính xác và thực tế nhất.


Quan quá trình nghiệm thu, cả 3 đài radar đều đạt kết quả tốt. Và tháng 7/2017, các sản phẩm radar "Made by Viettel" đã chính thức lên đường xuất khẩu sang Lào.


0 Comments