Việt Nam chính thức ra tay giúp Lào thoát vỡ nợ phá luôn thế cờ Trung Quốc tại Viêng Chăn

Lào đã chính thức rơi vào bẫy nợ của TrungQuốc , đây là điều mà chúng ta có thể khẳng định được. Nước này đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào việc xây dựng các con đập thủy điện trên sông Mêkông và vào một tuyến đường xe lửa cao tốc trị giá 6 tỷ đô la, một trục chính trong Con Đường Tơ Lụa Mới, nhằm nối liền Vân Nam, tỉnh phía nam Trung Quốc, với các quốc gia Đông Nam Á trên lục địa.

 


Mới gần đây thôi, chính phủ người dân và cả báo giới Trung Quốc và Lào đều hân hoan khánh thành tuyến đường sắt 6 tỷ USD. Người TQ còn cho rằng, đây là công trình lịch sử , thể hiện năng lực thi công và khả năng cung cấp tài chính , giúp đỡ các quốc gia kém phát triển của Bắc Kinh. Họ đã cười vào mặt Việt Nam khi nhờ nhật xây dựng , nhưng 10 năm rồi vẫn im hơi lặng tiếng.


 >  Liệu Campuchia có vỡ nợ khi điên cuồng vay tiền từ Trung Quốc.


Nhưng chỉ vài tháng sau, Viêng Chăn đã đứng trên bờ vực vỡ nợ và cần phải có nguồn tài chính khổng lồ để trả 1.3 tỷ USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Hiện tại theo như số liệu thống kê nước này còn khoảng 1.2 tỷ USD cần có thêm 100tr USD nữa là đủ 1.3 tỷ để thanh toán nợ trong năm 2022 này.

 

Và một động thái mới đây cho thấy Việt Nam đã  ra tay giúp đỡ Lào thoát cảnh nợ nần. Khi hôm 25-7 trong trương trình thời sự VTV 1 lúc 19h đã cho đăng tải thông tin về cuộc họp của bộ tài chính Lào và Việt Nam.

 

Thông tin cho biết Việt Nam sẽ viện trợ thêm cho lào 3600 tỷ đồng (tương đương 153 triệu USD ) và đây lá số tiền viện trợ không hoàn lại. Ngoài ra một khoản vay nữa được chính phủ Việt Nam cung cấp cho nước bạn là 502 tr USD để giúp nước bạn đầu tư phát triển kinh tế. Sắp tới bộ tài chính Việt Nam cũng cử các đoàn chuyên gia sang chao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về một số vấn đề tài chính. Đồng thời bộ tài chính Lào cũng sẽ cử các đoàn chuyên gia sang Việt Nam để tập huấn học hỏi kinh nghiệm về quản lý tài chính của Việt Nam.


Theo thông tin được cung cấp thì Việt Nam đã chi tổng số tiền là gần 700 tr USD để giúp Lào trong thời điểm khó khăn. Ngoài ra còn cử các chuyên gia Việt Nam sang giúp đỡ và nhận đào tạo các cán bộ , chuyên gia tài chính của Lào tại Việt Nam.


Bước đi này của Việt Nam là rất kịp thời và phá vỡ thế bế tắc của Lào vào thời điểm hiện tại. Vấn đề vỡ nợ của Lào tạm thời đã được giải quyết và quốc gia này cần phải có những bước đi hợp lý trong tương lai để tránh lai rơi vào cái bẫy nợ của Trung Quốc. Hành động của Việt Nam cũng đã ngăn cản thành công việc TQ có khả năng ép Lào chuyển giao một vài các công trình trọng điểm quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng khi nước này đang nợ TQ rất nhiều.

 

Số nợ của Lào với Trung Quốc thực sự khó kiểm soát số liệu củ thể. Ngân hàng Thế giới tính toán rằng đó là gần một nửa trong số nợ chính thức 14,5 tỷ đô la của đất nước, tương đương khoảng 7,2 tỷ đô la. Tuy nhiên, AidData, một phòng nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu của William & Mary, đặt nó ở mức gần 12,2 tỷ đô la Mỹ, một con số bao gồm một số giao dịch không được tiết lộ công khai.

 

Dù con số thực sự là bao nhiêu, thì khoản nợ của Lào đối với Bắc Kinh là rất lớn. Tạp chí Harvard Business Review ước tính vào năm 2020 rằng “Nhà nước Trung Quốc và các công ty con của nó đã cho hơn 150 quốc gia trên toàn cầu vay khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ trong các khoản vay trực tiếp và tín dụng thương mại”.

 

Ngân hàng Thế giới đã báo cáo vào tháng 1 rằng trong số 35 tỷ USD mà 74 quốc gia có thu nhập thấp nhất thế giới nợ trong các khoản thanh toán dịch vụ nợ trong năm nay, gần 13,1 tỷ USD là nợ của các thực thể Trung Quốc. (Lào có thể nợ Trung Quốc khoảng 700 triệu USD tiền trả nợ hàng năm.)

 

Liệu Trung Quốc có lợi dụng việc Lào đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất để thực hiện những bước đi chiến lược của minh ra khu vực ĐNA hay không. Ví dụ như yêu cầu Lào cho thuê đất và lập căn cứ quân sự tại quốc gia này. Điều này đồng nghĩa với việc Lào sẽ chính thức không còn liên minh với Việt Nam và quan hệ láng giềng tốt, an hem tốt, đồng chí tốt coi như là chấm dứt từ đây.

 

Việc tạo áp lực để sử dụng đất làm căn cứ quân sự chắc chắn là khó có thể hoặc là không thể xảy ra trong thời điểm hiện tại. Nhất là khi Việt Nam có những động thái bơm tài chính cho Lào để cứu nguy đúng lúc, đúng thời điểm. Nhưng giả sử nếu TQ có thể sử dụng Lào như một căn cứ quân sự trong tương lai thì sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Việt Nam và các nước trong khu vực ĐNA.

 

Khi Lào là quốc gia năm ở trung tâm bán đảo đông dương, nơi các máy bay chiến đấu có thể tỏa ra khắp nơi trên khu vực nêu có biến cố xảy ra. Trong lịch sử Lào đã từng nhượng lại quyền sở hữu nhiều tài sản sở hữu nhà nước cho TQ khi quốc gia này đã ký nhượng quyền quản lý, khai thác mạng lưới điện quốc gia cho một công ty Trung Quốc thời hạn 25 năm - đó là một liên doanh giữa công ty truyền tải điện Lào và công ty điện lực Phương Nam Trung Quốc (EDLT).

 

Trường hợp của Lào là rất hiếm hoi, hầu như không có quốc gia nào nhượng quyền kiểm soát lưới điện quốc gia cho đối tác nước ngoài, vì tính chất tối quan trọng của an ninh năng lượng liên quan mật thiết đến an ninh kinh tế.

 

Lào hiện nay có vị trí “địa chính trị” đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á, đóng vai trò là con đường tiến xuống phía Nam của Trung Quốc. Việc nắm quyền kiểm soát ngành điện hay một vị trí đóng quân ở đây sẽ giúp Bắc Kinh dễ dàng triển khai nhiều hơn các toan tính chiến lược dài hạn.

 

Những năm gần đây Lào tăng cường đầu tư xây dựng đập thủy điện, phần lớn nằm trên đoạn sông Mekong dài 750km chảy qua lãnh thổ. Vấn đề là con sông này còn chảy qua Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam trước khi ra biển.

 

Lợi thế tài nguyên sẽ giúp Trung Quốc mạnh bạo hơn trong các thương lượng hoặc ép buộc để đạt được mục đích khai thông “Con đường tơ lụa” xuyên qua Lào vào trung tâm Đông Nam Á, ra Biển Đông.

 

Món nợ của Lào phần lớn đến tự dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Côn Minh  - Viêng Chăn trị giá gần 6 tỷ USD, tham vọng của Bắc Kinh là kéo dài tuyến đường này đến tận Singapore.

 

Đây là dự án mở ra rất nhiều hy vọng để kinh tế Lào bật lên, nhưng kèm theo đó không ít tranh cãi khi nhà tài trợ vốn chính là chủ xị của sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

 

Tương lai của tuyến đường sắt quốc gia Lào cũng sẽ đóng vai trò định hình mối quan hệ kinh tế với hai nước láng giềng Việt Nam và Thái Lan, cả hai đối tác chính trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

 

Nhiều tổ chức quốc tế uy tín liên tục bày tỏ quan ngại về mối quan hệ ngày càng “khác thường” giữa Trung Quốc và Lào. Lào nằm trong nhóm 8 nước có tỷ lệ nợ với Trung Quốc cao nhất trong nhóm 68 nước có tham gia vào dự án Vành đai và Con đường.

 

Như vậy, mất quyền kiểm soát lưới điện quốc gia là hệ quả của việc vay vốn ồ ạt, chấp thuận cho Trung Quốc đầu tư xây dựng hạ tầng theo công thức “vốn + tổng thầu EPC”, tức là toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao.

 

Nhưng cho dù TQ có chiếm đoạn những công trình trọng điểm quốc gia Lào đi chăng nữa thì Viêng Chăn cũng cần phải cân bằng được mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

 

Việt Nam có vị trí quan trọng là con đường ra biển cho các loại hàng hóa xuất khẩu từ Lào. Các dự án kinh tế trọng điểm của hai quốc gia như đường sắt cao tốc Vũng Áng Viêng Chăn, hay tuyến cao tốc đường bộ Viêng Chăn- Hà Nội. Nếu xây dựng thành công thì khả năng xuất khẩu hàng hóa đi nhiều nơi trên thế giới của Lào sẽ được thông tuyến. Từ đó tăng cường hơn nữa tiềm lực kinh tế và chắc chắn sẽ trả được nợ và giảm bợt sự phụ thuộc vào TQ.

 

Đây là tầm nhìn và chiến lược của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, xây dựng 2 công trình kể trên sẽ phá vỡ được thế trận mà TQ đã giăng sẵn ra cho Lào. Lào là vùng đệm an ninh cho Việt Nam, nếu để họ rơi vào tay TQ ở một tình huống bi đát như hiện tại thì sẽ rất nguy hiểm. Dẫu cho hai dân tộc chúng ta là anh em, nhưng nợ tiền thì phải trả và việc gán nợ là điều sẽ xảy ra nếu như Lào mất khả năng tài chính.

 

Theo một số nhà phê bình, Bắc Kinh gài bẫy các quốc gia nghèo bằng những lời đề nghị lớn về phát triển cơ sở hạ tầng với tốc độ cực nhanh, chỉ để chiếm hữu các tài sản quốc gia quan trọng khi các quốc gia đó không thể trả được các khoản vay của họ. Một thực thể Trung Quốc sở hữu Cảng Hambantota ở Sri Lanka là ví dụ điển hình.


>> Lào có thể bị Phương Tây trừng phạt trong bối cảnh vỡ nợ

 

 

0 Comments