Báo Trung Quốc cay cú khi Israel bán vũ khí cho Việt Nam còn từ chối bán cho Trung Quốc.

Như chúng ta đã biết, hiện tại trong biên chế quân đội Việt Nam vũ khí chủ yếu là có nguồn gốc từ Nga. Nhưng thời gian vừa qua với việc ưu tiên đa dạng hóa nguồn cung để tránh phụ thuộc vào một quốc gia. Nên quân đội ta cũng tìm kiếm và mua sắm từ nhiều nguồn khác, trong đó Israel là một cái tên đáng chú ý.

 

Quân đội VN sở hữu nhiều vũ  khí có nguồn gốc từ Israel ví dụ như tên lửa phòng không Spyder, UAV, súng trường tiến công Gali, súng chống tăng Matador, pháo phản lực Extra. Những vũ khí này đã giúp quân đội ta nâng cao đáng kể sức mạnh và tăng cường khả năng răn đe đối thủ tiềm tàng.

 

Thật bất ngờ, quốc gia láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc cũng đã cố gắng tìm mua những loại vũ khí từ Israel. Mục đích không gì khác ngoài việc khỏa lấp khoảng trống trong lực lượng chiến lược của nước này và nhân cơ hội sao chép công nghệ. Các pháp sư Trung Hoa có thể copy mọi cái mà họ nhìn thấy. Tất nhiên, việc này đã không thành công khi Israel từ chối bán cho TQ, một phần vì lo sợ phép thuật của họ, mặt khác lo ngại sức ép từ Đại Ca Mẽo ở phương tây.

 

Không thèm bán vũ khí cho Trung Quốc, những người Do Thái thông minh đã quay sang bán cho Việt Nam khi nhận được yêu cầu mua sắm. Điều này đã khiến người Trung Quốc cay cay và đến nay vẫn chưa hết.

 

Một bài viết của báo nước này được đăng tải vào tháng 5 -2022 đã nói về câu chuyện mua sắm vũ khí giữa Hà Nội và Bắc Kinh.  Bài báo đã cay cú ra mặt khi nói rằng  Israel đã từ chối bán vũ khí cho Trung Quốc, nhưng sau đó lại quay sang bán vũ khí cho Việt Nam. Câu chuyện này đã xảy ra từ lâu nhưng đến nay vẫn khiến báo chí nước này cay cú không thôi.

 

Sau đây Vietnamso1 sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu xem thực hư câu chuyện này như thế nào ?


 Bài báo có tiêu đề:  Từ chối bán vũ khí cho Trung Quốc, nhưng đề nghị giúp đỡ Việt Nam và bán một số lượng lớn vũ khí tối tân cho nước này.




BáoTrung Quốc mở đầu với những dòng nói về vị thế và sức mạnh của Israel : Tại Trung Đông, nơi mà sức mạnh quân sự nói chung còn lạc hậu, lại có những “tay chơi kiệt xuất” như Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Israel không chỉ trở thành bá chủ Trung Đông nhờ sức mạnh quân sự mạnh mẽ và nền công nghiệp quân sự phát triển mà còn đã sử dụng việc xuất khẩu vũ khí để mưu cầu cho đất nước của mình những nguồn lợi kinh tế to lớn. Điều này được hiểu rằng xuất khẩu vũ khí hàng năm của Israel lên tới 6,5 tỷ đô la Mỹ, và giá trị xuất khẩu của nó cũng có thể được xếp hạng cao trên thế giới.

 

Báo TQ kể hoàn cảnh xảy ra câu chuyện : Trên thực tế, đất nước ta  cũng đã đệ trình một đơn đặt hàng vũ khí cho Israel, nhưng nó đã bị Israel từ chối. Vào cuối những năm 1990, với bối cảnh các nước láng giềng của ta liên tiếp được trang bị máy bay cảnh báo sớm, lực lượng máy bay cảnh báo sớm của nước ta chỉ đang là một tờ giấy trắng, khi đó, ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác cũng trở thành quốc gia được trang bị với máy bay cảnh báo sớm bằng cách mua máy bay cảnh báo sớm của Mỹ.

 

Báo TQ cay đắng thốt lên : Thật bất ngờ khi Israel, quốc gia từ chối bán vũ khí cho nước ta ngay từ đầu, nay lại công khai ủng hộ Việt Nam, và nói rằng họ sẽ làm hết sức mình để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí và thiết bị. Sau khi Israel giới thiệu vũ khí, lần đầu tiên Việt Nam trưng bày vũ khí trang bị của mình, mới đây, quân đội Việt Nam đã trưng bày các loại vũ khí, trang bị bao gồm máy bay không người lái Heron và tên lửa phòng không Spyder. Các thiết bị trên đều được sản xuất tại Israel.

 

Tờ này lo ngại : Hợp tác vũ khí giữa Việt Nam và Israel tính đến nay đã được 5 năm, thời gian hợp tác có thể sẽ ngày càng tăng lên. Chính vì có sự hỗ trợ của vũ khí tối tân của nước ngoài mà Việt Nam, một nước có sức mạnh quân sự kém, mới làm oai như vậy. Cách đây vài ngày, Việt Nam đã điều tàu xâm nhập vào vùng biển liên quan của nước ta, Việt Nam đã cố gắng đối chất với nước ta về vấn đề Biển Đông, tuy nhiên, dưới sự xua đuổi mạnh mẽ của lực lượng bảo vệ bờ biển nước ta, các tàu đánh cá của Việt Nam cuối cùng đã di tản khỏi vùng biển liên quan.

 

Trên thực tế, hợp tác vũ khí giữa Việt Nam và Israel chỉ có thể đáp ứng lợi ích tạm thời của Việt Nam, hoàn toàn không phải là giải pháp lâu dài. Nó có thể khiến TQ nâng cao cảnh giác chống lại Việt Nam, sẽ có tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Bài báo khẳng định.

 

Các bạn thân mến ! Như thông tin mà kênh đã cung cấp trước đó, hiện tại trong biên chế quân đội Việt Nam có nhiều loại vũ  khí đến từ Israel. Điều này cũng một phần do chính sách của quân đội ta là đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí , nhằm tránh phụ thuộc vào một nhà cung cấp chính là Nga.

 

Việt Nam hợp tác quốc phòng với Isarel là một câu chuyện hết sức thú vị và đôi khi nghĩ lại chúng ta cũng phải thốt lên rằng ; Không biết các bác trong quân đội đã làm gì để có được những vũ khí và dây truyền sản xuất đó.

 

Bởi vì tiền không phải là tất cả, trong thế giới phương tây nơi Isarel là một thành viên, dưới sự lãnh đạo của Mỹ  một cựu thù chiến tranh của Việt Nam. Cho nên không phải quốc gia nào ở Phương Tây cũng có thể bán vũ  khí cho Việt Nam , nếu không có cái gật đầu từ Đại Ca.

 

Người Mỹ đã từng gây áp lực buộc nhiều nước dừng hợp đồng vũ khí với VN , đặc biệt là Pháp với thương vụ mua máy bay chiến đấu Mirage 2000. Cho nên Israel cũng không ngoại lệ, nếu Mỹ không muốn Teavil bán vũ khí cho Hà nội thì cũng đành chịu.

 

Hiện tại, Mỹ đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và mong muốn VN mua sắm nhiều loại vũ khí hơn nữa từ quốc gia này. Nhưng thực tế họ chỉ mới bán cho chúng ta những loại thiết bị trinh sát và tuần tra. Không có một loại vũ khí sát thương nào được Wasington báN cho Hà Nội.


Một phần do lo ngại phản ứng từ Trung Quốc có thể gây căng thẳng khu vực, mặt khác do yếu tố chính trị khi niềm tin hai bên dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa cao và các loại vũ khí được bán luôn kèm theo những điều khoản dàng buộc hết sức oái ăm. Như kiểu bán F-16 cho Pakistan nhưng cấm dùng để tấn công Ấn Độ, Mỹ mà chơi bài bán VK cho VN nhưng cấm dùng tấn công TQ thì ai mua nổi. Cho nên, Isarel một đứa em thân cận của Mỹ đã đứng ra đảm nhận một phần việc vũ trang cho Việt Nam.

 

Về nhận xét của báo TQ cho rằng : Hợp tác vũ khí giữa Việt Nam và Israel chỉ mang tính chất tạm thời và không phải giải pháp lâu dài. Điều này sẽ khiến cho TQ nâng cao cảnh giác và chống lại Việt Nam và có sự tác động xấu đến kinh tế nước ta.

 

Đây là một sự đe dọa trắng trợn mà báo TQ đã đưa ra, tất nhiên hợp tác giữa VN và Isarel không thể là mang tính chất tạm thời và mà  là giải pháp lâu dài. Khi Hà Nội đã nhận những loại vũ khí có tính chất quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như tên lửa phòng không. Nếu không có tính chất lâu dài thì làm gì có chuyện Việt Nam mua giây truyền sản xuất súng trường Gali Ace. Nhờ có giấy phép và giây truyền sản xuất này mà quân đội ta đã cho ra đời dòng súng trường bộ binh mới là STV-380 và STV-125 để trang bị đại trà cho quân đội. Bên cạnh đó từ nó chúng ta cũng học hỏi kinh nghiệm và thực hiện cải tiến các dòng súng tiểu liên AK .  Cũng không phải tự nhiên khi Isarel đã hợp tác với Việt Nam để thực hiện dự án nâng cấp và cải tiến xe tăng T54 và T55 lên chuẩn cao hơn là T54B.

 

 Mặc dù dự án không đạt được kết quả khả quan khi chi phí đắt đỏ và chỉ một vài mẫu được sản xuất. Nhưng cũng từ những hợp tác đó mà chúng ta đã cho ra đời dòng xe tăng T54,55 bản M. Tất nhiên, còn nhiều thứ khác mà chúng ta có thể kể ra đây, Israel đang giúp Việt Nam rất nhiều trong công nghệ vũ khí quân sự, đánh giá có thể tương đương với người Nga, một quốc gia có quan hệ lâu đời với Việt Nam.

 

 Nếu hợp tác chỉ mang tính chất ngắn hạn thì Hà Nội chỉ việc mua vũ khí từ Teavil về dùng. Không có phần hợp tác chuyển giao công nghệ, chỉ có những quốc gia thân thiết, có các thỏa thuận quân sự liên quan mới đạt được những điều đó.

 

Còn nếu Việt Nam lo sợ TQ cảnh giác và phản ứng thì chúng tôi đã không mua sắm và hợp tác. Một quốc gia muốn vững mạnh thì phải có nền quốc phòng độc lập và tự chủ, Việt Nam đang cố gắng làm được những điều như thế và hợp tác với Isarel là một trong số những cách

 


0 Comments