Việt Nam công bố phát triển thành công tàu săn ngầm tàng hình.

"Một trong những dấu ấn quan trọng của Viện Thiết kế tàu quân sự những năm qua phải kể đến đề tài “Nghiên cứu, thiết kế tàu SN phù hợp với điều kiện tác chiến bảo vệ biển, đảo Việt Nam” do Viện chủ trì mới được nghiệm thu thành công." 


> Việt Nam 25 năm mới dám công khai tên lửa Scud có tầm bắn 500km

> Trung Quốc nói Việt Nam phát triển quân sự khiến các nước ĐNA lo lắng.

 Đây là câu nói khẳng định đã được đăng tải trên táp chí công nghiệp quốc phòng trong bài viết mang tên " Dấu ấn viện thiết kế tàu quân sự ". Ngoài việc khẳng định bằng lời thì những hình ảnh được tạp chí cung cấp còn cho thấy hình hài thiết kế của tàu SN tàng hình Việt Nam.  Tàu SN cùng hình ảnh này thì chúng ta có thể dễ dàng đoán được là tàu săn ngầm. Các bác cứ úp mở thế này đúng là mệt quá, từ săn ngầm mà còn viết tắt nữa.



Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã có thể tự xây dựng cho mình một mẫu tàu chiến mới , hiện đại và đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật trong môi trường tác chiến mới. Đúng là tuyệt vời , anh em nâng ly chúc mừng thành tựu mới của quân đội Việt Nam nào.


Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau phân tích con tàu mới của viện thiết kế tàu quân sự.


Đầu tiên chúng ta hãy nói về lý do vì sao Việt Nam lại lựa chọn phát triển tàu săn ngầm thay vì tàu tên lửa tấn công.


Lý do này không cần nói thì chúng ta cũng đã rõ phần nào rồi, hiện tại lực lượng tàu săn ngầm của Việt Nam quá thiếu và yếu. Dựa hoàn toàn vào 2 tàu Gepard 3.9 và 6 tàu Petya , những tàu này đều được trang bị ngư lôi 533mm.  Tàu Gepard 3.9 thì còn hiện đại, chứ tàu săn ngầm petya được đóng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đến bây giờ không biết có phát hiện ra được những loại tàu ngầm hiện đại nữa hay không thì chúng ta không rõ.


Ngoài những con tàu kể trên Việt Nam còn sử dụng 2 tàu săn ngầm Pohang của Hàn Quốc chuyển giao. Nhưng nói thật là thế này, của họ đã thải loại thì mình sử dụng cũng không còn phù hợp với thời điểm này nữa rồi. Thậm chí một chiếc còn bị gỡ luôn Sonar trước khi chuyển giao và vũ khí săn ngầm cũng không có luôn.


Đối thủ trực tiếp của hải quân Việt Nam là Trung Quốc, Bắc Kinh có trong tay hàng chục tàu ngầm Diesel điện và năng lượng hạt nhân các loại. Cho nên muốn đối phó với bọn chúng là không hề đơn giản khi mà năng lực săn ngầm của ta còn thiếu và yếu.


Còn về đội tàu mặt nước, mặc dù không thể nói là quá mạnh mẽ nhưng hải quân Việt Nam cũng đứng top đầu trong khu vực . Cho nên trước mắt chúng ta có thể khá là yên tâm trong tác chiến, với lại việc đóng tàu tên lửa chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với đóng tàu săn ngầm.

 

Bây giờ chúng ta hãy nói về hình dáng con tàu  mới này : Nó có thiết kế tàng hình nhẹ với những vát nghiêng trên thượng từng,  phía sau có sàn đáp cho trực thăng. Cho nên kênh mạnh dạn dự đoán lượng giãn nước của em nó từ khoảng 1 ngàn đến 1 ,500 tấn.

 

Về vũ khí trang bị, trong ảnh chúng ta có thể thấy, tàu được trang bị một pháo hạm AK-176 , đây là vũ khí có mặt trong trang bị hải quân Việt Nam từ lâu và rất quen thuộc. Cũng không rõ là quân đội ta sẽ mua nguyên cụm pháo từ Nga về để đặt lên tàu hay có thể tự nghiên cứu sản xuất loại vũ khí này ?

 


Bởi vì trước đó đã có nhiều nghiên cứu thành công và là chỉ dấu cho thấy trong VN  có khả năng tự sản xuất pháo hạm AK-176 . Các thành tựu đó là sản xuất thành công hệ thống radar MP-123 cho pháo hạm. Đây là trang bị cảm biến cơ bản trên hầu hết các tàu chiến mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là việc tự chủ được nguồn đạn 76mm và gia công được rãnh khương tuyến cho nòng pháo hạm AK-176. Việc làm được rada, sản xuất đạn và thi công được nòng pháo thì không còn quá nhiều vấn đề để chúng ta có thể làm ra một tổ hợp nguyên vẹn.

 

Về vũ khí phóng thủ thì tàu được trang bị các bệ pháo phòng không AK-630 hệ nga và khả năng cao Việt Nam cũng đã tự làm chủ một phần việc chế tạo tổ hợp vũ khí này. Khi các hệ thống rada dẫn bắn, đạn và nóng pháo đều đã có thể sản xuất trong nước.

 

Về vũ khí chống ngầm , tàu được trang bị hệ thống chống ngầm RBU-6000 : RBU-6000 phổ biến trên tàu chiến Nga - Ấn hiện tại là hệ thống RPK-8 trang bị bom 90R có dẫn đường dưới nước, có phép tấn công mục tiêu ở độ sâu đến 1.000m, mang đầu nổ lõm 19,5kg thừa sức đục thủng vỏ tàu ngầm.

 


Về Ngư lôi tấn công, chắc chắn con tàu sẽ được trang bị ngư lôi 533mm mà Việt Nam vẫn thường sử dụng trên các tàu như Petya, Gepard 3.9 . Loại ngư lôi này hải quân ta đã mua và sử dụng từ lâu nên rất quen thuộc và không có gì phải bàn. Cũng có thể xảy ra khả năng Việt Nam sẽ tự trang bị ngư lôi nội địa khi mà trước đó có nhiều thông tin đồn đoán cho rằng , công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang chủ động nghiên cứu ngư lôi săn ngầm. Thông tin này xuất hiện từ những năm 2016 và đến nay cũng đã được vài năm và hiện chưa rõ kết quả ra sao.

 

Ngoài ra chúng ta cũng có thể mua ngư lôi từ Nga hoặc Ấn Độ, khi mới đây Newdehi đang tích cực chào hàng một loại ngư lôi mới cho Việt Nam. Đó  là hệ thống ngư lôi chống ngầm Varunastra. Ngư lôi hạng nặng Varunastra có trọng lượng khoảng 1,25 tấn, đầu đạn mang 250kg thuốc nổ, phạm vi hoạt động 40km, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 400m, nó có tốc độ khoảng 40 hải lý/giờ. Ngư lôi được sản xuất với 95% linh kiện nội địa của Ấn Độ, trên nó được tích hợp nhiều công nghệ lần đầu sử dụng. Theo các bạn sẽ xảy ra khả năng nào cao hơn.

 

Còn về Sona của tàu , cũng có thể chúng ta sẽ sử dụng Sona do Ấn Độ phát triển để trang bị cho tàu săn ngầm này. Khi trước đó phía bạn đã giúp đỡ Việt Nam nâng cấp các tàu săn ngầm Petya với việc lắp đặt hệ thống Sonar mới. Hệ thống sonar mới mà Ấn Độ trang bị cho tàu Petya của Việt Nam là hệ thống định vị thủy âm (sonar) BEL HMS-X2.

 

Nhìn chung vũ khí của con tàu là hệ Nga và chuẩn Nga, nếu có trang bị thiết bị từ Ấn Độ thì nó vẫn là cứ chuẩn Nga.  Việc chúng ta có nội địa hóa được hay không thì cần phải đợi khi con tàu thực sự ra mắt trước công chúng. Hi vọng chúng ta có thể tự chủ được vũ khí trang bị để tránh phụ thuộc vào Nga hay Ấn trong tương lai.

 

Nói thêm về đề tài thiết kế tàu săn ngầm của Việt Nam,  nó được bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và đến này đã tròn 5 năm. Tận 5 năm chúng ta mới được nhìn thấy mô hình 3d của con tàu, khi đã nhìn thấy mô hình thì có nghĩa là bước sang giai đoạn tiếp theo.  

 

Chúng ta sẽ phải chờ thêm 2-3 năm nữa mới được nhìn thấy hình dáng thật sự của tàu săn ngầm Made In Việt Nam. Sau đó sẽ là hàng loạt chiếc dược đóng khi đã thử nghiệm hoàn tất. Tuy có hơi lâu nhưng bước đầu với ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam là ổn lắm rồi.


>> Trung Quốc bày cách để trừng trị Việt Nam , Ấn Độ và Mỹ

0 Comments