Trong đó chủ yếu là tranh chấp chủ quyền quanh ngôi đền Preah
Vihear - một di tích văn hóa và tôn giáo của người Khmer nằm trên lằn ranh phân
chia biên giới giữa Campuchia và Thái Lan – từ khi hai bên đồng ý rút quân đến
nay đã không còn tình huống căng thẳng nữa, tuy nhiên trước nguy cơ sẽ có một đảng
mới lên nắm quyền tại Campuchia với chủ trương dùng vũ lực đòi lại đất. Dự kiến
tình hình biên giới hai nước sẽ có nhiều biên động khôn lường.
Chỉ trong năm 2011 đã
có hơn 30 người chết và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc xung đột
võ trang giữa hai bên, hơn 50 000 thường dân Khmer sinh sống trong khu vực đã
phải di tản sang nơi khác.
Liên Hiệp Quốc và các quốc gia ASEAN thời điểm đó đã rất quan
ngại về sự leo thang quân sự này giữa hai nước. Người ta lo ngại nếu tình trạng
này kéo dài, nhiều quốc gia khác sẽ nhảy vào cuộc để bênh vực cho phe này hoặc
phe kia, ý muốn nói Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Hoa Kỳ, tình hình sẽ khó giải
quyết hơn.
Bangkok và Phnom Penh cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí muốn
thương lượng trong hòa bình để tìm một lối thoát danh dự cho cả đôi bên, nhưng
tất cả đều thất bại vì sự chống đối trong nội bộ của mỗi bên còn quá mạnh.
Ðối lập Thái Lan khi đó tố cáo phe cầm quyền đã quá nhu nhược
trong cuộc tranh giành chủ quyền trên các ngôi đền nằm trên làn ranh phân chia
giữa hai nước, trong đó có các đền Preah Vihear , Ta Krabey và Ta Moan .
Ðối lập Khmer thì ngược lại, lên tiếng đòi Thái Lan trả lại
ngôi đền Sdok Kok Thom, nơi thành lập vương triều đầu tiên của đế quốc Angkor,
nằm sâu trong nội địa Thái Lan 1,6 km thuộc huyện Amphoe Aranyaprathet.
Căn nguyên lâu dài của vấn đề.
Trước hết là sĩ diện. Phải nắm vững yếu tố sĩ diện để hiểu
cách giải quyết của hai quốc gia nằm trong khu vực văn hóa Ấn Ðộ. Mặc dù từng bắn
giết lẫn nhau, dân chúng Thái và Khmer không thù ghét nhau và vẫn tiếp tục giao
dịch buôn bán như không có gì xảy ra.
Về phía chính quyền, cả hai phe thời điểm đó như đang ngồi
trên lưng cọp, ai nhảy xuống trước sẽ bị cọp vồ, do đó phải cương tối đa để
tránh tiếng là nhu nhược. Phải trở về quá khứ để hiểu phản ứng của người Thái.
Sau nhiều thế kỷ bị người Khmer bắt làm nô lệ xây dựng các đền
đài, người Thái đã biết kết đoàn và tiêu diệt đế quốc Angkor vào giữa thế kỷ
14. Các vương tôn Khmer còn sống sót đã chạy về Biển Hồ (Tonle Sap) lập nghiệp
và tự đặt dưới quyền bảo hộ của các vương triều Xiêm La.
Sự trả thù của người Thái có lẽ đã rất khắc nghiệt khiến cả một
khu vực đô thị và kinh rạch rộng lớn trải dài từ Battambang đến Dangkrek trở
thành hoang địa, nền văn minh Angkor đã bị xóa tên khỏi ký ức tập thể của người
Khmer trong suốt 5 thế kỷ.
Phải chờ đến hơn 500 năm sau, vào năm 1860 nhà phiêu lưu người
Pháp Henri Mouhot mới tình cờ khám phá di tích của nền văn minh Angkor sáng
chói bị chôn giấu trong rừng sâu.
Ngày nay, đối với người Khmer, bảo vệ ngôi đền Preah Vihear
là bảo vệ sự tự hào của một dân tộc. Ðối với người Thái, chiếm lại Phra Viharn
là phục hồi sự lãnh đạo của người Thái trên người Khmer.
Thứ hai là văn hóa. Người Khmer tự hào là tổ tiên của họ đã
xây dựng những ngôi đền này trước khi người Thái thành lập quốc gia.Ðền Preah
Vihear đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 trong khi vương triều Thái Sukhothai chỉ
bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 13, nghĩa là sau đó tới 400 năm.
Ngày nay, tuy có kém phát triển hơn Thái Lan nhưng người
Khmer rất tự hào về quá khứ vàng son của tổ tiên họ, nền văn minh Angkor. Bảo vệ
đền Preah Vihear là bảo vệ tài sản văn hóa của dân tộc Khmer.
Nhưng giới lãnh đạo Thái không nghĩ như vậy, họ cho rằng người
Thái đã có công giữ gìn những ngôi đền này trong suốt nhiều thế kỷ qua, chủ quyền
phải thuộc về họ vì người Khmer đã bỏ đi nơi khác lập nghiệp.
Bằng chứng là chính quyền Thái Lan đang giữ trong tay phần lớn
những tượng đài và di vật trong các đền đài tại Campuchia, kể cả các di vật thuộc
các đền Angkor Vat và Angkor Thom.
Thứ ba là lịch sử. Ðối với dư luận Thái, chính họ mới là chủ
nhân thực sự trên lãnh thổ Campuchia vì đã làm chủ vùng đất này từ thế kỷ 14 đến
cuối thế kỷ 19. Người Thái bị cưỡng ép rời khỏi Campuchia sau khi bị Pháp đánh
bại năm 1867 và nhìn nhận sự bảo hộ của Pháp trên phần lãnh thổ này.
Vị trí của ngôi đền Preah Vihear là một bất công khác do Pháp
gây ra khi vẽ lại lằn ranh phân chia hai nước đã cố tình vẽ sai để ngôi đền này
nằm trong lãnh thổ Campuchia, thay vì đi theo lằn ranh thiên nhiên dọc đỉnh núi
Dangkrek.
Thứ tư là kinh tế. Yếu tố này tuy không phải là chính yếu nếu
so sánh với nguồn lợi to lớn do du lịch mang tại Angkor Wat tại Seam Reap,
nhưng quan trọng đối với dân chúng địa phương sinh sống dọc biên giới
Và thứ năm là vị trí chiến lược của địa danh Preah Vihear.
Chính vị trí chiến lược này mới là nguyên do chính yếu của cuộc tranh chấp vì
Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan không chấp nhận một thế lực nào khống chế khu
vực này.
Tuy chỉ có một diện tích 4,6 km2 và cao 625 m so với mặt biển,
đền Preah Vihear nằm trên vùng biên giới phân chia ba nước Lào, Thái Lan và
Campuchia. Làm chủ Preah Vihar là làm chủ cả một vùng đất rộng lớn giữa ba nước
và có thể kiểm soát mọi sự di chuyển dưới chân núi.
Quân Khmer Đỏ chỉ giao trả đền Preah Vihear cho chính quyền của thủ tướng Hun Sen vào tháng 12/1998 sau khi được hứa hẹn đủ mọi bảo đảm.
Quan sát kỹ những gì đang xảy ra tại Campuchia từ năm 1979 đến
nay, người ta có cảm tưởng lịch sử nước này đang được lặp lại.
Từ năm 1620 đến nay, nội bộ Chân Lạp (tên của nước Campuchia
thời đó) thường xuyên có loạn: các dòng vương tôn tranh chấp lẫn nhau. Khi bị
đánh bại, phe thua cuộc liền cầu cứu các thế lực trong vùng, Xiêm La hoặc Ðại
Việt, mang quân vào cứu viện.
Tùy sự giúp đỡ của Xiêm La và Ðại Việt, sau đó là Pháp, mà
các vương triều Khmer thay nhau cầm quyền.
Chân Lạp là khu vực tranh chấp ảnh hưởng giữa người Thái và
người Việt, nhiều trận chiến lớn đã diễn ra trên đất Chùa Tháp và trên đồng bằng
sông Cửu Long, như trận Rạch Gầm và Xoài Mút năm 1784 tại My Tho, quân Thái bị
Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại phải bỏ chạy.
Tranh chấp giữa Xiêm La và Ðại Việt chỉ chấm dứt sau khi Chân
Lạp được Pháp bảo hộ năm 1863.
Sau khi được Pháp trả độc lập năm 1953, Kampuchia trở thành địa
bàn tranh chấp giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam, phe quốc gia miền Nam thân Mỹ và
phe cộng sản miền Bắc thân Liên Xô và Trung Quốc. Thái Lan chỉ là địa bàn yểm
trợ quân sự cho miền Nam bởi quân đội Mỹ.
Năm 1971, quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa tiến vào vùng
Mỏ Vẹt tấn công phe cộng sản. Năm 1978, bộ đội cộng sản Việt Nam tiến quân sang
Campuchia đánh đuổi quân Khmer Ðỏ ra khỏi lãnh thổ và thành lập một chính quyền
thân Việt Nam tại Phnom Penh.
Mặc dầu gây những tội ác diệt chủng, phe Khmer Ðỏ và các lực
lượng quốc gia Khmer được Thái Lan ủng hộ và tiếp tế để chống Việt Nam.
Nếu không có sự bảo trợ của Việt Nam, đền Preah Viher có lẽ
đã lọt vào tay quân đội Thái Lan từ lâu và bộ đội Khmer đã không dám chống trả
lại những cuộc tấn công của Thái Lan như hiện nay. Vào năm 2011 có nhiều nguồn tin cho biết bộ đội Việt Nam được Phnom
Penh yêu cầu sang giúp đỡ.
Qua quá trình lịch sử, có thể thấy những chỉ trích về sự can
thiệp của người Việt trên đất Chùa Tháp là sai.
Người Việt mới chính là ân nhân của người Khmer, nhưng vì
khác biệt văn hóa và sự tuyên truyền của thực dân Pháp nền luôn luôn bị coi là
kẻ xấu, trong khi người Thái mặc dầu đã gây nhiều tộ ác đối với ngươi Khmer
nhưng vẫn được người Khmer chấp nhận.
Tất cả chỉ vì văn hóa, người ta dễ tha thứ cho nhau nếu cùng
chung văn hóa.
Ngày nay, mặc dù cùng là thành viên ASEAN, tranh chấp thế lực
giữa Việt Nam và Thái Lan tại Campuchia vẫn cứ tiếp tục như các thế kỷ trước.
Điều khác biệt so với trước, nhưng cũng là một đe dọa chung
cho các phe tranh chấp, chính là sự hiện diện ngày càng hùng hậu của người
Trung Quốc ở cả Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trung Quốc ngày nay đang trở thành một đại cường về kinh tế lẫn
quân sự tại Ðông Nam Á.
Ðể tiếp tục duy trì sự phát triển của mình, Trung Quốc đang
tìm đường xuống vùng biển Ðông Nam Á bằng đường bộ từ bắc Lào xuống đồng bằng
Tonle Sap ra cửa biển Kompong Som, để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu
cho Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Ðông.
Trước quyết tâm mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc, Việt
Nam và Thái Lan gần như bất lực, cả hai nước không đủ tiền và sức mạnh để lôi
kéo Campuchia và Lào vào quỹ đạo của mình như trước.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang dùng tiền củng cố sự hiện diện của
người Trung Quốc trên suốt con đường vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu
từ vùng biên giới phía nam xuống Vịnh Thái Lan một cách vững chắc.
Ai dám ngăn cản sự bành trướng này?
Chủ quyền và độc lập của bốn nước trên bán đảo Trung Ấn gồm
Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang bị thử thách.
0 Comments