Ngày 5 tháng 9, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul đã diễn ra Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 10.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt
Nam làm trưởng đoàn san Hàn Quốc lần này đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc
phòng Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 10, tham dự Hội nghị Thứ trưởng Quốc phòng ASEAN - Hàn Quốc và Đối
thoại Quốc phòng Seoul lần thứ 11.
Chuyến thăm của Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến và đoàn đại biểu
cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đến Seoul lần này diễn ra theo lời mời của ông
Shin Beom-chul, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
“Hàn Quốc và Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận nhất trí về
việc cần thiết phải tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghiệp
vũ khí, an ninh hàng hải, hậu cần quân sự, an ninh mạng và nhiều lĩnh vực khác
trong đối thoại cấp cao chính sách quốc phòng hàng năm tại Seoul hôm thứ Hai”,
- Yonhap dẫn thông cáo từ quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh.
Về phía Việt Nam, theo báo Quân đội nhân dân, tại Đối thoại
Chính sách Quốc phòng lần thứ 10, hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình quốc
tế, khu vực cùng quan tâm, đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương thời
gian qua, đồng thời thảo luận phương hướng thúc đẩy hợp tác song phương trong
thời gian tới.
Việt Nam đề nghị Hàn Quốc chuyển giao thêm tàu hải quân
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hai bên chia sẻ sự cần thiết
phải tăng cường hợp tác trong trao đổi cấp cao, giáo dục quốc phòng và các lĩnh
vực khác khi cả Việt Nam và Hàn Quốc đều cố gắng thúc đẩy nâng tầm quan hệ song
phương lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Đáng chú ý, Thứ trưởng Shin cũng giải thích chính sách của
Hàn Quốc đối với Triều Tiên với lãnh đạo cao tầng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
“Ông Shin đề nghị Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của Seoul nhằm
khuyến khích Triều Tiên phi hạt nhân hóa và đạt được hòa bình và thịnh vượng
trên nán đảo Triều Tiên”, - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Phát biểu tại Đối thoại Quốc phòng lần này, Thượng tướng
Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh việc Hàn Quốc bàn giao hai tàu hải quân ngừng hoạt động
cho Việt Nam lần lượt vào năm 2017 và 2018 đã giúp Hà Nội nỗ lực tăng cường an
ninh hàng hải.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cũng đồng thời kêu gọi hỗ trợ
trong việc đảm bảo việc bàn giao thêm một tàu tuần tra đã qua sử dụng khác có
thể diễn ra thuận lợi suôn sẻ, theo Yonhap.
Thứ trưởng Quốc phòng Shin cũng kêu gọi sự ủng hộ của Việt
Nam đối với việc Hàn Quốc đăng cai tổ chức Hội chợ Triển lãm Thế giới Busan
2030 tại thành phố cảng Busan nổi tiếng miền đông nam nước này.
Như vậy có thể thấy với lời kêu gọi của Việt Nam thì sẽ sớm
thôi chúng ta chắc chắn được nhận thêm một tàu chiến cũ của Hàn Quốc đã qua sử
dụng để bổ sung vào lực lượng tàu tuần tra chấp pháp của Việt Nam. Bởi trước đó
Hàn Quốc đã chuyển giao thành công 2 tàu tuần tra săn ngầm lớp Pohang cho hải
quân nước ta.
Nói chung đi xin xỏ chắc chắn cũng không vui vẻ gì mấy, nhưng
xét tình hình hiện tại việc tăng cường tiêm lực cho hải quân và lực lượng tàu
chấp pháp trên biển là hết sức cần thiết.
Các tàu chiến cũ đã nghỉ hưu của Hàn Quốc chắc chắn sẽ là sự bổ sung kịp
thời và đắc lực, không mất thời gian chờ đợi và chi phí quá lớn để tăng cường lực
lượng.
Đầu năm 2022 Hàn Quốc đã loại biên đồng thời cùng lúc 8 tàu
chiến và có thể sẽ được tặng cho các nước bạn bè.
Theo Naval Today, tại căn cứ hải quân Jinhae ở Changwon, Hải
quân Hàn Quốc tổ chức buổi lễ "chia tay" 8 tàu chiến sau khi chúng
hoàn thành sứ mệnh phục vụ.
Các tàu bị loại biên bao gồm 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Pohang
Flight IV mang tên ROKS Wonju (số hiệu PCC-769), ROKS Seongnam (số hiệu
PCC-775) và ROKS Jecheon (số hiệu PCC-776); và 5 tàu tuần tra cao tốc lớp
Chamsuri mang số hiệu 313, 315, 317, 318, và 319.
Tất cả các tàu đều đã phục vụ trong Hải quân Hàn Quốc liên tục
khoảng 40 năm trước bị loại biên. Cụ thể: Ba tàu lớp Pohang gia nhập biên chế
trong giai đoạn 1988-1989, trong khi các tàu tuần tra lớp Chamsuri thì sớm hơn
vài năm.
Theo truyền thông Hàn Quốc, việc loại biên các tàu trên dù
chúng còn ở trong tình trạng kĩ thuật khá tốt, chỉ nhằm để trang bị các tàu chiến
khác hiện đại hơn, giúp nâng cao năng lực tác chiến của Hải quân nước này.
Ví dụ: Các tàu hộ vệ lớp Pohang sẽ được thay thế dần bằng các
khinh hạm lớp Incheon và lớp Daegu mới hơn (sau khi loại biên 3 chiếc hôm
28/12/2021, Hải quân Hàn Quốc chỉ còn 7 chiếc Pohang thuộc các phiên bản hiện đại).
Còn các tàu tuần tra lớp Chamsuri sẽ phải nhường chỗ cho các tàu pháo - tên lửa
cao tốc lớp Yun Youngha.
Theo Naval Today, nhiều khả năng các tàu chiến vừa bị loại
biên này sẽ được viện trợ hay bán với giá rẻ cho các quốc gia thân thiện với
Hàn Quốc, trong đó các tàu lớp Pohang có thể được chuyển giao cho các nước Đông
Nam Á và châu Mỹ Latin.
Đến nay, Hàn Quốc đã chuyển giao nhiều tàu lớp Pohang cho hải
quân Colombia (1 tàu Flight IV), Ai Cập (1 tàu Flight III), Peru (1 tàu Flight
II và 1 tàu Flight IV), Philippines (1 tàu Flight III và 1 tàu Flight IV đang
chờ chuyển giao),…
Giai đoạn 2017-2018, Hải quân Việt Nam cũng đã nhận được hai
tàu hộ vệ lớp Pohang (Flight III) trong tổng số 4 chiếc mà Hàn Quốc từng đóng,
lần lượt mang số hiệu mới là 18 và 20.
Với quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng được củng
cố, rất có thể nếu Việt Nam đề nghị thì phía Hàn Quốc sẵn sàng viện trợ, chuyển
giao thêm một số vũ khí trang bị đã qua sử dụng, trong đó có các tàu chiến vừa
bị loại biên.
Hiện nay, cả 4 tàu Flight III đều đã có chủ mới, nên những
tàu Flight IV có thể được xem xét trong những đợt viện trợ tiếp theo (nếu có) của
Hàn Quốc dành cho Việt Nam. Và sau đề nghị mới của thượng tướng Hoàng Xuân Chiến
thì có lẽ Pohang Flight IV sẽ sớm được chuyển giao cho Việt Nam trong nay mai.
Có thể thấy, những tàu Pohang lớp Flight IV rất phù hợp với
nhu cầu của Hải quân Việt Nam.
So với hai tàu Flight III mà Việt Nam đã nhận, các tàu lớp
Pohang thuộc Flight IV hiện đại hơn. Về kết cấu tổng thể, Flight IV không khác
nhiều so với Flight III đều có giãn nước đầy tải khoảng 1.200 tấn.
Loạt Flight IV được trang bị hệ thống động lực CODOG gồm động
cơ turbine khí GE LM2500 và 2 động cơ diesel MTU 12V 956 TB82, cho phép đạt tốc
độ tối đa 32 hải lí/h (59km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lí (7.400km) ở tốc độ
hành trình 15 hải lí/h (28km/h) với biên chế thủy thủ đoàn 95 người (10 sĩ
quan).
Ưu điểm vượt trội của Flight IV so với Flight III nằm ở hệ thống
điện tử: sử dụng radar điều khiển hỏa lực Marconi ST1802 và hệ thống chỉ thị mục
tiêu quang điện tử Radamec 2400 thay thế cho loại Signaal WM28 và Signaal LIOD
cũ hơn.
"Trái tim" của tàu là hệ thống quản lý chiến đấu tự
động hóa WSA-423, một sản phẩm hợp tác giữa Samsung Aerospace Industries (sau
này là Hanwha Systems) và Ferranti của Anh. So với hệ thống điều khiển hỏa lực
Signaal SEWACO ZK kiểu cũ, WSA-423 hiện đại hơn rất nhiều.
Nếu được nhận viện trợ tàu Pohang Flight IV, cán bộ, chiến sĩ
Hải quân Việt Nam sẽ có cơ hội được làm quen với hệ thống chiến đấu hiện đại
WSA-423. Hệ thống này đang là xương sống của hệ thống chiến đấu hiện đại trong
Hải quân Hàn Quốc, được mệnh danh là "Lá chắn Hải quân".
Về hỏa lực, sự khác biệt lớn nhất chính là Flight IV được
trang bị 4 tên lửa chống hạm Harpoon, điều này chứng tỏ ngay từ khâu thiết kế
khung thân, loạt Flight IV đã được tính toán để mang phóng tên lửa, thay vì chỉ
có pháo và ngư lôi như Flight III.
Mặc dù có thể khi chuyển giao, các bệ phóng tên lửa Harpoon
nguyên bản trên tàu Flight IV sẽ được gỡ bỏ, nhưng kết cấu khung thân của chúng
hội tụ đủ yếu tố rất thuận lợi, để nếu sau này điều kiện phép Hải quân Việt Nam
có thể nâng cấp chúng thành tàu tên lửa. Cách này Việt Nam đã từng thử nghiệm
trên Fight III nhưng không thành công do kết cấu khung thân không thể mang theo
tên lửa.
Sau khi nhận được những tàu chiến cũ của Hàn Quốc thì có lẽ
Việt Nam nên xem xét mua sắm các lớp tàu chiến hiện đại của quốc gia này như
Deagu hay Incheon có lượng giãn được trên 3 ngàn tấn.. Để võ trang cho lực lượng
hải quân Việt Nam thay vì phụ thuốc quá nhiều vào Nga.
0 Comments